Ông Phạm Anh Đức

Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

TIỂU SỬ

Phạm Anh Đức là Phó Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, doanh nghiệp lĩnh vực Viễn thông và CNTT lớn nhất Việt Nam, thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. 

Phạm Anh Đức gia nhập Viettel từ năm 2009, đã đảm nhận các vị trí cấp cao như Phó Tổng Giám đốc (vai trò CIO) của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel, Phó Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel. Hiện Phạm Anh Đức đang phụ trách hoạt động tư vấn và triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho Bộ/Ban/Ngành, các địa phương tại Việt Nam. 

Trong thời gian đảm nhận vị trí CIO tại Tổng Công ty Mạng lưới Viettel, Phạm Anh Đức phụ trách thực hiện chiến lược Chuyển đổi số cho Tổng Công ty. Qua đó, anh đã thay đổi phương thức hoạt động mạng lưới của Viettel từ phi tập trung sang tập trung cho 11 Công ty thị trường của Viettel tại Việt Nam và thị trường nước ngoài (Cambodia, Laos, Myanmar, Timor Leste, Haiti, Peru, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi)

Phạm Anh Đức có bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin tại Đại học American Liberty, Hoa Kỳ.

CHỦ ĐỀ

XÂY DỰNG HẠ TẦNG SỐ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH CNH – HĐH ĐẤT NƯỚC

TÓM TẮT

Theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, Hạ tầng số đóng vai trò trung tâm, quan trọng phục vụ Chuyển đổi số. Hạ tầng số đảm bảo cho việc triển khai ứng dụng, dịch vụ được nhanh, hiệu quả hơn dựa trên cơ sở tập hợp các tài nguyên đã được chuẩn hóa và xây dựng trước.

Viettel là đơn vị tiên phong, thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Quốc gia, Viettel xác định việc xây dựng hệ sinh thái hạ tầng số bao gồm: (1) Hạ tầng bưu chính, chuyển phát phục vụ phát triển Dịch vụ công; (2) Hạ tầng An toàn thông tin; (3) Hạ tầng thiết bị, kết nối IOT; (4) Hạ tầng băng rộng, 5G, mạng truyền số liệu chuyên dụng; (5) Hạ tầng trung tâm dữ liệu.

Tầm nhìn của Viettel về hạ tầng số hiện đại:

  • Chuyển dịch sang mô hình cloud và dùng chung: Hạ tầng viễn thông sẽ chuyển dịch thành hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông và điện toán đám mây.
  • Phổ cập dịch vụ mạng 4G/5G & thiết bị thông minh: Mỗi người dân 1 điện thoại thông minh
  • Phát triển Hạ tầng băng rộng : Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới tuyến xã

Phát triển nền tảng số / dịch vụ số trên nền tảng thiết bị di động của người dân