Ông Nguyễn Tuấn Anh

Giám Đốc Giải Pháp, Khối Nguồn Điện Liên Tục/CNTT, Schneider Electric Việt Nam

 

TIỂU SỬ

Ông Nguyễn Tuấn Anh hiện đang là Giám Đốc Giải Pháp của khối Nguồn Điện Liên Tục/CNTT tại Schneider Electric Việt Nam, chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý bộ phận Kỹ Sư Giải Pháp. Trong vai trò của mình, ông làm việc cùng với đối tác trong quá trình thiết kế, trao đổi công nghệ, hỗ trợ nhu cầu khách hàng, đào tạo và phát triển kỹ năng/kiến thức của các đối tác về thiết kế và thực hiện khảo sát đo lường tính rủi ro của hệ thống Trung Tâm Dữ Liệu (TTDL). Trước khi gia nhập Schneider Electric Việt Nam, ông Tuấn Anh đã có hơn 20 kinh nghiệm trau dồi kỹ năng và chuyên môn của mình với nhiều tập đoàn khác nhau như APC, Genpacific JV.

CHỦ ĐỀ

Triển Khai Cơ Sở Hạ Tầng CNTT Hỗ Trợ Chính Phủ Điện Tử Trong Bình Thường Mới

TÓM TẮT

Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số là một chủ trương lớn đang được Việt Nam đẩy mạnh thực hiện. Trong đó, hạ tầng CNTT đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai cũng như đảm bảo sự thông suốt, an ninh thông tin trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin khác nhau.

Trong những năm vừa qua, IT và số hóa đã có tác động rõ nét trên toàn cầu đến mọi mặt của cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid hoành hành, tốc độ số hóa càng được đấy nhanh hơn bao giờ hết. Việc đảm bảo trung tâm dữ liệu, trái tim của các dịch vụ số, được vận hành liên tục thông suốt 24×7, mọi lúc mọi nơi là một yêu cầu thiết yếu, đặc biệt trong lộ trình phát triển chính phủ số.
Việc xây dựng các trung tâm dữ liệu trước đây thường chỉ chú trọng tới các thiết bị hạ tầng tại chỗ, khả năng quản trị và làm việc tại chỗ, tuy nhiên, nhu cầu mới nhất với sự khó dự đoán của dịch bệnh, đòi hỏi mọi khâu từ thiết kế, lựa chọn thiết bị, mô hình vận hành, phương pháp bảo dưỡng và sửa chữa…vv đều phải có khả năng chống dịch, có khả năng cách ly. Từ đó, quản trị vận hành từ xa và tốc độ triển khai là các yếu tố cần được đặt lên hàng đầu trong bình thường mới.