Đ/c TS. Arkebe Oqubay

Bộ trưởng – Cố vấn đặc biệt cho Thủ trưởng Ethiopia, Chính phủ Ethiopia

 

TIỂU SỬ

TS. Arkebe Oqubay là Bộ trưởng – kiêm Cố vấn đặc biệt cho Thủ trưởng Ethiopia và đã làm việc tại Trung tâm hoạch định chính sách và lãnh đạo chính phủ trong hơn 30 năm. Ông được ghi nhận với vai trò lãnh đạo chiến lược và đổi mới trong sự chuyển mình của nền kinh tế Ethiopia và sự công nghiệp hóa tại khu vực Châu Phi. Ông là nguyên Thị trưởng của Addis Ababa, từng nhận giải thưởng Giải thưởng Thị trưởng Châu Phi xuất sắc nhất năm 2006 của ABN, và lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Thị trưởng Thế giới năm 2006 vì đã tạo những chuyển đổi tích cực cho thành phố. Ông cũng đã và đang giữ chức vụ chủ tịch và phó chủ tịch hội đồng quản trị của một số công ty đại chúng hàng đầu. Khả năng của ông Arkebe kết hợp sự hiểu biết lý thuyết về quá trình công nghiệp hóa với thực tiễn thực thi chính sách đã giúp ông được NewAfrican công nhận là một trong 100 người Châu Phi có ảnh hưởng nhất năm 2016 và là “nhà tư tưởng hàng đầu về phát triển chiến lược của Châu Phi”.

Công trình học thuật của ông và các ấn phẩm gần đây với Nhà xuất bản Đại học Oxford: Made in Africa: Industrial Policy in Ethiopia (2015); How Nations Learn: Technological Learning, Industrial Policy, and Catch-Up (2019, Kenichi đồng sáng tác); China-Africa and an Economic Transformation (2019, with Justin Lin); African Economic Development: Evidence, Theory, Policy (2020, Christopher Cramer và John Sender đồng sáng tác); The Oxford Handbook of Industrial Hubs and Economic Development (2020, Justin Yifu Lin đồng sáng tác); The Oxford Handbook of Industrial Policy (2020, Christopher Cramer, Ha-Joon Chang, và Richard Kozul-Wright đồng sáng tác), và The Oxford Handbook of the South African Economy (2021, Fiona Tregenna và Imraan Valodia đồng sáng tác).

Ông là Giáo sư thực hành tại Đại học Johannesburg (Nam Phi), Giáo sư thỉnh giảng tại Sciences Po (Paris) và Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Giáo sư thỉnh giảng xuất sắc tại Đại học Fudan, và Giáo sư trợ giảng tại Đại học Malaya. Ông là thành viên nghiên cứu danh dự của UNU-WIDER, thành viên xuất sắc tại think-tank có trụ sở tại Luân Đôn, Viện phát triển hải ngoại (ODI), và cộng tác viên nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Vienna.

CHỦ ĐỀ

Học tập công nghệ, chính sách công nghiệp và bắt kịp thành công: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam

TÓM TẮT

Các nước đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, chẳng hạn như Việt Nam, có cơ hội phát triển kinh tế thành công trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Lịch sử nền kinh tế cho thấy rằng các quốc gia phát triển sau phải tập trung vào việc học hỏi và xây dựng dựa trên lợi thế của những quốc gia trước để bắt kịp trong một khoảng thời gian tương đối ngắn hơn như đã thấy ở Đông Á vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Để bắt kịp nền kinh tế đòi hỏi phải xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với những thách thức và cơ hội trong môi trường bên ngoài và đặc thù trong nước. Công nghiệp hóa trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nơi mà sự chuyển đổi công nghệ đã tăng tốc, đặt ra những thách thức bổ sung cho các quốc gia đang phát triển.

Các nước này phải đối mặt với thách thức của ‘bẫy đói nghèo’ trong thời kỳ suy thoái của nấc thang phát triển và Việt Nam là một tấm gương sáng về một quốc gia đã vượt qua giai đoạn này thành công trong ba thập kỷ qua. Việt Nam thông qua việc theo đuổi công nghiệp hóa và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, đã có thể thúc đẩy FDI hiệu quả và xây dựng năng lực trong nước như một phần của tầm nhìn “mở cửa và cải cách”. Nhà nước đã đóng một vai trò chiến lược phát triển để đạt được thành công này. Tuy nhiên, giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Việt Nam đặt ra những thách thức đặc biệt đòi hỏi phải khai thác chiều sâu công nghiệp, nâng cấp và phát triển năng lực đổi mới và công nghệ sẽ cho phép Việt Nam leo lên các nấc thang phát triển và duy trì đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, giống như các nước công nghiệp hóa đã sớm phát triển, thách thức của “bẫy thu nhập trung bình” đối với các nước này gây trở ngại lớn ở phía trước. Nghiên cứu cho thấy chỉ có 12 nền kinh tế có thể chuyển sang nền kinh tế thu nhập cao trong số 101 quốc gia có thu nhập trung bình trong sáu thập kỷ qua. Bắt kịp kinh tế đòi hỏi phải ưu tiên trau dồi công nghệ và theo đuổi một chính sách công nghiệp tích cực để cho phép phát triển và đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cấp và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp. Bắt kịp kinh tế cần hoàn toàn bao hàm tính bền vững về môi trường, đòi hỏi sự thay đổi mô hình cơ bản và xây dựng năng lực nghiên cứu và công nghệ.

Trong sáng kiến và nghiên cứu toàn cầu của chúng tôi thời gian gần đây, chúng tôi đã học được các bài học từ kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị có ý nghĩa quan trọng đối với đường lối và chính sách phát triển của Việt Nam. Phần trình bày của tôi sẽ tập trung trình bày những bài học này.